Công thức cách tính chi tiết 3 loại thuế kinh doanh quần áo

Cách tính chi tiết 3 loại thuế kinh doanh quần áo

Khi kinh doanh thời trang bạn phải nộp các loại thuế

+ Khi kinh doanh theo hình thức cá nhân, hộ gia đình: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN

+ Khi kinh doanh theo hình thức Công ty, doanh nghiệp: Thuế môn bài, Thuế GTGT, Thuế TNCN, thuế TNDN

Tuy nhiên ở đây hầu như các bạn đều kinh doanh thời trang theo hình thức cá nhân, hộ gia đình nên xưởng may quần áo AndaCloth chỉ xin trình bày các lại thuế phải nộp đối với kinh doanh thời trang theo hình thức cá nhân, hộ gia đình

1. Thuế Môn bài:

Theo quy định của Chính phủ, mức thuế môn bài được tính theo 6 bậc sau:

thuế kinh doanh quần áo

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017, hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh không kê khai và đóng thuế môn bài nếu bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm. Tuy nhiên,nếu kinh doanh tại địa bàn miền núi, bạn sẽ được nằm trong diện miễn loại thuế này.

2. Thuế GTGT

Có 2 phương pháp tính thuế GTGT trong trường hợp này và bạn được phép linh động lựa chọn hình thức tính cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình

+  Tính thuế GTGT theo phương pháp thông thường:

Thuế GTGT = Tổng doanh thu trên các hoá đơn GTGT x thuế suất thuế GTGT (10% đối với thời trang)

Theo phương pháp này, căn cứ tính thuế GTGT là doanh thu dựa vào hóa đơn GTGT (hóa đơn đỏ), vì thế để tuân thủ quy định của pháp luật bạn phải in hóa đơn cho những mặt hàng có giá bán >200.000 đồng. Nếu giá bán nhỏ hơn bạn có thể không cần in hóa đơn nếu khách hàng không yêu cầu.

+ Tính thuế GTGT theo phương pháp khoán:

Doanh thu <100.000.000đ/năm => được miễn

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu chịu thuế GTGT khoán x Thuế suất GTGT khoán (1% đối với thời trang)

Theo phương pháp này, căn cứ tính thuế GTGT là doanh thu của cửa hàng (không bắt bộc phải xuất hóa đơn đỏ). Doanh thu tính thuế là mức doanh thu ổn định trong 1 năm của bạn. Khi mới bắt đầu kinh doanh cơ quan thuế sẽ xét duyệt dựa theo đề xuất của bạn, tuy nhiên sau 1 khoảng thời gian kinh doanh, nếu cơ quan Thuế xác định được doanh thu chịu thuế của bạn có sự thay đổi >=50% so với mức đã đang ký, CQT sẽ định lại mức doanh thu tính thuế khoán và áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

3. Thuế TNCN

+ Tính thuế TNCN theo phương pháp thông thường:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất TNCN

Thu nhập tính thuế không phải là doanh thu của cửa hàng. Đó là phần lợi nhuận mà bạn thu về được sau khi trừ đi tất cả các loại chi phí bạn chi cho cửa hàng và các khoản được giảm trừ thuế TNCN. 

Thời hạn nộp thuế theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

+ Tính thuế TNCN theo phương pháp khoán:

Doanh thu <100.000.000đ/năm => được miễn

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN khoán x Thuế suất TNCN khoán (0,5% đối với thời trang)

Tương tự như doanh thu chịu thuế GTGT khoán, Doanh thu chịu thuế là mức doanh thu ổn định trong 1 năm của bạn. Khi mới bắt đầu kinh doanh cơ quan thuế sẽ xét duyệt dựa theo đề xuất của bạn, tuy nhiên sau 1 khoảng thời gian kinh doanh, nếu cơ quan Thuế xác định được doanh thu chịu thuế của bạn có sự thay đổi >=50% so với mức đã đang ký, CQT sẽ định lại mức doanh thu tính thuế khoán và áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích cho các bạn, nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với AndaCloth.com qua:

số điện thoại 0345 766 055

zalo 0345 766 055.

Facebook: AndaCloth

Rất vui khi được chia sẻ với bạn và Chúc bạn  thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *